Trả lời: Chào chị Nhi, gần đây công ty rút hầm cầu Quận 5 Duy Khanh cũng nhận được nhiều câu hỏi liên quan về vấn đề này. Để giải đáp câu hỏi tại sao phòng ngủ có mùi hôi và những ảnh hưởng của nó, chúng tôi có một số thông tin sau đây:
Mùi hôi đột ngột xuất hiện trong phòng ngủ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và chất lượng giấc ngủ của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên bạn lại không biết tại sao phòng ngủ có mùi hôi? Vậy thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
Nguyên nhân đầu tiên chính là việc phòng ngủ không được vệ sinh thường xuyên, vì thế các vi khuẩn, bụi bẩn bám vào ngày càng nhiều và gây ra mùi hôi. Điều này khiến không khí bị ô nhiễm làm bạn và gia đình vô cùng khói chịu, nghiêm trọng hơn là gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, bạn nên thường xuyên dọn dẹp, mang đến không gian trong lành và sạch sẽ.
Không vệ sinh phòng ngủ thường xuyên làm vi khuẩn, bụi bẩn bám vào
Nhà bạn thiết kế phòng ngủ với không gian kín, không thoáng khí và thiếu ánh sáng đã dẫn đến không khí ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, có một số nhà hay đóng cửa sổ vì sợ bụi bẩn bay vào, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến không khí không được lưu thông, ẩm thấp sinh ra nấm mốc. Khi đóng cửa như thế sẽ làm mùi hôi không được thoát ra ngoài tạo cảm giác khó chịu hơn.
Đặc biệt vào những ngày trời mưa, thời tiết ẩm ướt làm lượng độ ẩm tăng cao, tường nhà bị thấm nước do công tác chống thấm kém đã tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Bên cạnh đó, những nơi như quần áo bẩn, rèm cửa, chăn mền lâu ngày không giặt cũng là nơi trú ngụ của nấm mốc, phát ra mùi hôi khó chịu. Tóm lại nấm mốc là một phần nguyên nhân dẫn đến phòng ngủ có mùi hôi.
Nấm mốc ngoài gây ra mùi hôi khiến con người khó chịu thì nó còn gây hại tới sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Ngoài ra, một số nấm mốc chứa độc tố, trong một thời gian dài tiếp xúc bạn sẽ bị nhiễm độc. Do đó, bạn cần có những giải pháp xử lý triệt để nấm mốc không được để nó có cơ hội phát triển gây hại đến gia đình bạn. Nếu tường nhà bị ẩm bạn có thể dùng sơn chống thấm hoặc dùng nước rửa chén pha loãng rồi xịt lên vết nấm mốc. Bên cạnh đó, bạn nên giặt chăn nệm, rèm cửa thường xuyên tránh trường hợp ẩm ướt làm vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.
Nấm mốc khiến phòng ngủ có mùi hôi khó chịu
Thuốc lá thường được cánh đàn ông dùng nhiều và nó đã hình thành một thói quen khó có thể bỏ được. Tuy nhiên, thuốc lá lại vô cùng có hại, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người mà mùi của nó ám vào đồ dùng cũng dai dẳng vô cùng, nhất là đồ dùng làm bằng chất liệu vải. Đó cũng lý do tại sao phòng ngủ có mùi hôi khó chịu. Nếu không xử lý kịp thời các khói thuốc này sẽ gây hại đến đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em và người già có sức đề kháng yếu. Trong trường hợp này, bạn có thể giặt chăn, gối, ga giường hay rèm cửa để tẩy đi mùi khói thuốc lá ám trên đó. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm tinh dầu, sáp hay túi thơm... để lấn át hết mùi hôi khó chịu này.
Khói thuốc lá bám vào đồ dùng cực kỳ dai dẳng
Nếu nhà bạn có con nhỏ thì việc tè dầm rất là bình thường. Nhưng mùi khai của nó lại làm bạn không dễ chịu chút nào. Do đó, bạn cần phát hiện sớm khi trẻ tè dầm để có biện pháp giải quyết kịp thời, tránh mùi khai nhé. Cách xử lý mùi khai cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thấm hết nước tiểu dính vào nệm, sau đó khử mùi hôi có trong không khí. Nếu mùi khai vẫn không biến mất, khi đó bạn nên đem chăn đệm ra giặt lại cho sạch.
Trẻ em tè dầm có mùi khai khó chịu
Các loài côn trùng như chuột hay gián cũng là tác nhân làm phòng ngủ có mùi hôi. Bởi vì cơ thể của các loài côn trùng này bị bám mùi hôi thối từ những nơi chúng đi qua như cống, bãi rác… Bên cạnh đó, gián là loài ưa những khu vực ấm áp như tủ quần áo hay chăn nệm, chính vì thế khi bạn sơ ý nó sẽ chiếm chỗ sinh sản, cư trú. Chuột cũng là loài gặm nhấm với mùi hôi kinh khủng không chỉ từ những nơi nó đi qua mà còn do phía dưới bụng tiết ra một số chất gây mùi hôi thối.
Gián là tác nhân gây nên mùi hôi trong phòng ngủ
Đây cũng là một trong những nơi có thể phát ra mùi hôi do côn trùng cư ngụ như đã đề cập đến bên trên. Ngoài ra bên trong tủ khá ẩm thấp, thiếu ánh sáng cũng tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi nảy nở, gây ra mùi khó chịu. Trong trường hợp này, bạn nên đặt một số sản phẩm có tác dụng khử dụng ẩm mốc như sáp hay bã cà phê… để hạn chế mùi hôi làm bạn không thoải mái, dễ chịu.
Tủ quần áo bị nấm mốc gây mùi hôi
Một trong những nguyên nhân để trả lời cho câu hỏi tại sao phòng ngủ có mùi hôi đó là do nuôi thú cưng. Nếu bạn không thường xuyên tắm rửa và tập thói quen đi vệ sinh đúng chỗ cho thú cứng thì mùi hôi từ chất thải của nó sẽ xuất hiện khắp nhà, gây mất vệ sinh và bốc mùi hôi.
Chất thải của thú cưng gây mùi hôi
Trong thời gian đầu của nhà mới xây sẽ có mùi sơn làm bạn rất khó chịu, nhất là trong những phòng kín, không gian nhỏ. Nghiêm trọng hơn bạn có thể buồn nôn và bị ngộ độc gây mất trí nhớ.
Phòng mới xây có mùi sơn khó chịu
Nếu phòng ngủ có mùi hôi nhà bạn có không gian kín, điều này sẽ gây ngột ngạt và bí bách, không khí không được lưu thông làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn.
Ngoài ra, nếu mùi hôi không được giải quyết kịp thời sẽ phát sinh một số căn bệnh liên quan đến thể chất và tâm lý của bạn. Ảnh hưởng đầu tiên đó là bạn có thể mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… hay đau đầu, khó thở. Ảnh hưởng thứ hai đó là giấc ngủ của bạn, mùi hôi làm bạn khó chịu, ngủ không được sâu, dẫn đến thiếu ngủ. Từ đó sức khỏe và tâm tình của bạn không được tốt, luôn mệt mỏi, bực bội…
Bên cạnh đó, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hay người già sẽ càng nguy hiểm hơn, vì họ là những người có sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp thắc mắc tại sao phòng ngủ có mùi hôi. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về các tác nhân gây ra nó để có biện pháp xử lý phù hợp.